Ảnh Hưởng Của Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh

Ảnh Hưởng Của Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

TOUR DU LỊCH BẮC NINH | VỀ CÂU HÒ QUAN HỌ BẮC NINH THẮM TÌNH

Tour du lịch Bắc Ninh, Du lịch Bắc Ninh, Tour du lịch Đền Đô, Tour lễ hội Bà Chúa Kho, Tour Chùa Bút Tháp, Tour khởi hành từ Bắc Ninh

Theo kế hoạch, Hội thi Dân ca Quan họ Bắc Ninh mở rộng xuân Giáp Thìn diễn ra từ ngày 12 đến 14-3 tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh (khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh). Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di

Sơ duyệt sân thi hát đối đáp Quan họ xuân Giáp Thìn.

Hội thi gồm 2 nội dung chính: Sân khấu ca nhạc Quan họ có 9 đoàn nghệ thuật của 8 huyện, thị xã, thành phố tham gia. Sân thi hát đối đáp thu hút 191 đôi liền anh, liền chị của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, trong đó có 28 đôi thi 150 câu và 163 đôi thi 50 câu. Để bảo đảm nâng cao chất lượng hội thi, giữ gìn, phát huy giá trị tiêu biểu của văn hoá Quan họ và phong trào ca hát Quan họ tại cộng đồng, Ban Tổ chức sơ duyệt lựa chọn 121 đôi vào vòng trong. Đối tượng tham gia sân thi đối đáp là các cặp liền anh, liền chị từ 18 đến 65 tuổi đang lao động, học tập và công tác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang hoặc ngoại tỉnh.

Hội thi là dịp các liền anh, liền chị Quan họ, những hạt nhân văn nghệ tiêu biểu của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc giữ gìn những giá trị độc đáo của sinh hoạt văn hoá Quan họ. Qua đó, tuyển chọn, phát hiện những hạt nhân nòng cốt và tài năng trẻ trong thực hành diễn xướng Quan họ, khẳng định sức sống mạnh mẽ của phong trào sinh hoạt văn hoá và ca hát Quan họ trong đời sống đương đại.

Ngày 30/9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đến nay sau 15 năm được ghi danh, di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh được bảo vệ toàn diện trước sự biến động của thời gian và không gian.

Không những thế, Quan họ còn mang một diện mạo mới, sức sống mới, hòa vào nhịp thở của thời đại, giữ vai trò thiết thực trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, một loạt hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được diễn ra trong suốt tháng 11/2024.

Vào ngày 12/11, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh diễn ra Chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sỹ Dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Từ ngày 12-23/11, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đồng thời tổ chức buổi trưng bày “Nét đẹp Di sản văn hóa Bắc Ninh.”

Trước đó, một trong các hoạt động của chương trình kỷ niệm đã tổ chức từ ngày 11/9 là trưng bày chuyên đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh trường tồn và lan tỏa.” Chương trình trưng bày sẽ kết thúc vào ngày 30/11.

Ngoài ra, hoạt động trưng bày tư liệu “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc” được tổ chức tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh bắt đầu từ ngày 13-30/11; liên hoan các làng Quan họ thực hành tỉnh Bắc Ninh năm 2024 tổ chức tại Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh vào ngày 15/11; chương trình giao lưu nghệ thuật-kết nối các di sản văn hóa tổ chức tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh vào tối ngày 21/11; Liên hoan du lịch, ẩm thực-làng nghề Bắc Ninh năm 2024 tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh từ ngày 14-18/11.

Đặc biệt, tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong 15 năm qua, bám sát chương trình hành động Việt Nam cam kết với UNESCO, tỉnh Bắc Ninh ban hành nhiều chính sách bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ.

Tỉnh ủy ban hành nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo; Hội đồng Nhân dân ban hành nhiều nghị quyết làm căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai đồng bộ, bài bản và khoa học. Cụ thể hóa chính sách, tỉnh triển khai chuỗi các chương trình hành động, đề án, dự án và đầu tư nguồn lực hàng trăm tỷ đồng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ.

Từ công tác sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn vốn cổ; tôn vinh, đãi ngộ nghệ nhân cho đến đầu tư phục dựng thiết chế Quan họ; mở rộng hoạt động truyền dạy và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền quảng bá, thực hành giới thiệu di sản...

Trong 15 năm qua, tỉnh ban hành nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân Quan họ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt dành nhiều nguồn lực để giới thiệu, quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo này với công chúng quốc tế.

Lĩnh vực sưu tầm, chỉnh lý, bảo tồn và nghiên cứu khoa học được thực hiện bài bản như: ký âm hàng trăm làn điệu cổ; tái bản và xuất bản nhiều đầu sách về văn hóa Quan họ; hoàn thiện phim tư liệu về các hình thức diễn xướng Quan họ truyền thống; hàng chục công trình nghiên cứu chuyên sâu về Quan họ ra đời; phát hành hàng chục nghìn bản đĩa DVD chương trình “Về miền Quan họ”…

Về mặt tuyên truyền quảng bá, Bắc Ninh đã và đang làm rất tốt thông qua việc tổ chức liên tiếp các chương trình nghệ thuật “Về miền Quan họ,” các Festival Bắc Ninh, chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá di sản trong và ngoài nước... Quan họ được quảng bá với một thời lượng lớn trên phương tiện thông tin đại chúng, với nhiều kênh, tài liệu sách vở.

Công tác truyền dạy Quan họ cũng được triển khai bài bản, đa dạng mô hình như nghệ nhân truyền dạy trực tiếp tại nhà, tại cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ Quan họ ở nhiều lứa tuổi; mở lớp tập huấn, khóa học ngắn hạn cho những người yêu Quan họ; dạy hát Quan họ trên truyền hình; đào tạo diễn viên Quan họ trong trường nghệ thuật chuyên nghiệp.

Đặc biệt, từ năm học 2011-2012, Bắc Ninh đã hoàn thành biên soạn tài liệu và đưa dân ca Quan họ vào giảng dạy ở cả 4 bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Hệ thống thiết chế phục vụ sinh hoạt văn hóa Quan họ cũng được tỉnh quan tâm đầu tư đồng bộ, tiêu biểu như Công trình Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh có tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng; đưa vào sử dụng 11 Nhà chứa Quan họ với trị giá từ 8-10 tỷ đồng/thiết chế; xây dựng 6 chòi hát Quan họ trên đồi Lim.

Bắc Ninh cũng là tỉnh đầu tiên và hiện là duy nhất trong cả nước có chế độ trợ cấp hằng tháng cho nghệ nhân Dân ca Quan họ. Ngoài ra, hằng năm tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với làng Quan họ gốc, làng Quan họ thực hành, các câu lạc bộ Quan họ tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.

Sự ra đời của Câu lạc bộ Quan họ Măng non đã chứng tỏ một mô hình hiệu quả, góp phần nuôi dưỡng tình yêu Quan họ trong thế hệ trẻ và bảo tồn sức sống mãnh liệt của di sản văn hóa xứ Kinh Bắc.

Trong kho tàng văn hóa dân gian việt Nam, Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong loại hình dân ca tiêu biểu nhất, phát triển đạt tới trình độ cao, hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn.

Âm nhạc của Dân ca Quan họ giàu làn điệu, mỗi làn điệu đều đạt tới trình độ ca khúc hoàn chỉnh và có phong cách riêng. Ngôn ngữ, ca từ của Dân ca Quan họ mang tính độc đáo, tạo nên nét văn hóa riêng có của quê hương Quan họ, chứa đựng đủ đầy nét sinh hoạt với những tín ngưỡng, phong tục của vùng quê Bắc Ninh-Kinh Bắc.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người dân ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ 18.

Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.

Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo.

Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính là Hát canh, hát thi lấy giải và hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn.”

Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.

Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực.

Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha...

Dân ca quan họ chủ yếu là nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi phải sử dụng những tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng hát trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca them phong phú, linh hoạt, tăng cường tính nhạc của bài ca, phát triển giai điệu, làm cho âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lý.

Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Miếng trầu/giầu của người quan họ có hai loại: giầu têm cánh phượng và giầu têm cánh quế. Cơm quan họ dùng mâm đan, bát đàn, các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng, nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dung thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.

Trong trang phục quan họ có sự phân biệt: trang phục của người nữ quan họ gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn tóc (khăn vấn và khăn mỏ quạ), yếm, áo, váy, thắt lưng; trang phục của người nam quan họ gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo gồm hai loại: áo cánh bên trong và áo dai 5 thân bên ngoài, quần, dép. Chiếc ô của liền anh, cái nón của liền chị quan họ là biểu tượng chứa đựng tín ngưỡng cổ xưa của người Việt về thế giới tự nhiên: thờ linga, yoni./.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá

1. Vài nét về văn học của người Việt

Văn học Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc, trong đó văn học của người Việt (Kinh) đóng vai trò rất quan trọng. Văn học của người Việt có hai bộ phận: văn học dân gian và văn học cao nhã (tức văn học viết). Văn học dân gian ra đời sớm hơn, dồi dào về số lượng, đa dạng về thể loại. Văn học cao nhã chính thức được xây dựng từ thế kỷ X trở đi. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, trong bộ phận văn học cao nhã, xét về mặt văn tự, có hai loại tác phẩm: một loại viết bằng chữ Hán, một loại viết bằng chữ Nôm. Các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), Nguyễn Du (1765 - 1820), Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII - XIX), Cao Bá Quát (1808 - 1855), Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) đều sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm khi sáng tác. Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng của văn học dân gian. Có thể dẫn ra tập truyện viết bằng chữ Hán Truyền kì mạn lục được sáng tác vào thế kỷ XVI của Nguyễn Dữ và bài thơ chữ Nôm Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du làm minh chứng cho nhận xét này.

Văn học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng đậm nét của văn học Trung Quốc: từ tư liệu, điển cố văn chương, thể thơ, thể văn đến cả lối khắc bản gỗ để in sách.

Văn học dân gian của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc, văn học chữ Hán của người Việt và văn học chữ Nôm. Trong khuôn khổ của chủ đề hội thảo, ở báo cáo này, chúng tôi chỉ bàn về ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt.

2. Hai dạng ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt

Thơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từ rất sớm, song việc ghi chép lại mới chỉ được tiến hành từ cuối thế kỷ XVIII trở lại đây. Căn cứ vào những tài liệu đã sưu tầm được, hiện có khoảng 13.000 bài ca dao. Ca dao người Việt có khi chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách trực tiếp. Thí dụ, đây là lời của một chàng trai ở Nam Bộ:

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Ai hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiền

Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân.(1)

Hai dòng đầu của bài ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều) của Trương Kế (đời Đường), có nghĩa là: Ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn Sơn, nửa đêm tiếng chuông vẳng đến thuyền khách. Hai dòng này gợi lên tính chất khuya khoắt về mặt trời gian và chỉ liên hệ với hai dòng sau của bài ca dao về mặt vần (thuyền vần với hiền). Có thể nói đây là trường hợp vận dụng văn học chữ Hán không thật nhuần nhuyễn, bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa hai dòng đầu với hai dòng sau không có mối liên hệ hữu cơ. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, trong các cuộc hát đối đáp ngày trước, nhiều câu mở đầu chỉ có tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hát không bị gián đoạn.

Một thí dụ khác, ở bài ca dao sau, tác giả dân gian đã sử dụng các điển tích Trung Hoa rất thành công trong việc thể hiện nội dung bài ca:

Chẳng thà em chịu đói chịu rách

Học theo cách bà Mạnh, bà Khương

Không thèm như chị Võ Hậu đời Đường

Làm cho bại hoại cang thường hư danh. (2)

Bài ca dao đã nhắc đến nhiều điển tích văn học Trung Quốc:

+ Bà Mạnh: Mạnh mẫu, là thân mẫu Mạnh Tử (372 - 289 trước Công nguyên). Bà Mạnh là người hiền đức.

+ Bà Khương: Khương Hậu, vợ hiền của Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương thường ngủ muộn, Khương Hậu muốn can ngăn liền bỏ trâm cài đầu, ngọc đeo tai rồi tự giam mình trong cung để chịu tội (ý nói lỗi của Tuyên Vương là do mình). Tuyên Vương cảm động, từ bỏ thói xấu, chuyên cần công việc.

+ Võ Hậu: Võ Tắc Thiên sinh năm 662, vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông chết, bà lập và phế hai vua rồi sau tự làm vua.

Ca dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách gián tiếp. Quá trình này diễn ra như sau: Lúc đầu những điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học Trung Quốc đi vào những tác phẩm lớn của văn học viết của người Việt, sau đó các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếp thu những điển tích này. Thí dụ, Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân (đời Thanh, Trung Quốc). Tác phẩm này đã vào Việt Nam khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XVIII.(3) Dựa theo nó, Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều với 3.254 câu thơ lục bát. Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học Trung Quốc qua Truyện Kiều. Đây là bài ca dao, là lời chàng trai dặn dò người yêu hãy gìn giữ mối tình chung thuỷ:

Cũng giữ lời thề non hẹn biển, chớ lúc nào lãng quên.(4)

Còn đây là cuộc hát đối đáp thử tài văn học giữa nam và nữ:

Lại đây mà giảng mấy điều cho minh

Vì đâu Kiều phải bán mình chuộc cha?

Vì đâu Kiều phải vào nhà lầu xanh?

Vì đâu mắc phải Sở Khanh nói lừa?

Vì đâu Kiều phải lên chùa làm sư?

Báo ân báo oán trả thù sạch không?

Vì đâu Kiều phải xuống sông Tiền Đường

Bao nhiêu nghĩa thảm tình thương

Em ơi giảng hết mọi đường anh nghe!

- Em đây thông truyện Thuý Kiều

Em xin giảng hết mọi điều mọi tinh

Vì thằng hàng tấm, Kiều phải bán mình chuộc cha

Vì ba trăm lạng Kiều phải đi xa

Sơ mưu mắc phải Sở Khanh nói lừa

Vì Hoạn Thư, Kiều phải lên chùa làm sư

Vì lời nói, Kiều phải mất chồng

Vì Hồ Tôn Hiến, Kiều phải xuống sông Tiền Đường

Bao nhiêu nghĩa thảm tình thương

Em đã giảng hết mọi đường anh nghe. (5)

Chúng tôi vừa trình bày hai dạng thức ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung Quốc đối với ca dao người Việt. Trong thực tế có khi rất khó xác định đâu là ảnh hưởng trực tiếp, đâu là ảnh hưởng gián tiếp. Thí dụ, ca dao xứ Nghệ có bài:

Trăng thanh gió mát cầm thuyền dạo chơi.(6)

Đào Nguyên là tên ngọn núi ở phía tây nam huyện Đào Nguyên, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Dưới núi có động Đào Nguyên. Về động này, trong bài Đào hoa nguyên ký, Đào Tiềm (365 - 427) có kể rằng: “Một người đánh cá ở Vũ Lăng bơi thuyền ngược dòng suối, hai bên bờ suối trồng đầy hoa đào. Đi mãi, người ấy đến một nơi có dân cư ăn mặc theo y phục đời Tần. Người ấy hỏi thăm mới biết họ tránh chế độ hà khắc của Tần Thuỷ Hoàng đến đó ở đã nhiều đời rồi và sống ở đó rất sung sướng, hạnh phúc. Người đánh cá về thuật chuyện lại với mọi người, về sau mấy lần muốn vào lại Đào Nguyên nhưng không tìm được lối vào cửa động”. Văn học cổ dùng Đào Nguyên để chỉ nơi có cảnh đẹp, người đẹp ở, để chỉ cuộc sống hạnh phúc, sung sướng, hoặc cõi tiên.(7)

Trong Truyện Kiều có điển tích này:

Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây.

Tuy vậy, khó mà nói rằng nhờ có Truyện Kiều  của Nguyễn Du mà các tác giả dân gian mới biết được điển tích Đào Nguyên, bởi không ít nhà nho xứ Nghệ am hiểu văn học Trung Quốc. Mặt khác, cũng không loại trừ khả năng người sáng tác lời ca dao vừa dẫn đã tiếp thu điển tích Đào Nguyên từ Truyện Kiều.

3. Kiểu tiếp thu nguyên vẹn và kiểu tiếp thu có biến cải trong ca dao người Việt

Nhiều khi ca dao người Việt chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc trong việc sử dụng các điển tích đúng như người Trung Quốc quan niệm; chẳng hạn bà Mạnh, bà Khương dùng để chỉ những người phụ nữ đức hạnh; Đào Nguyên dùng để chỉ nơi có cảnh đẹp, người đẹp ở, chỉ cõi tiên; hình ảnh cây trúc biểu trưng cho người quân tử. (Chúng tôi sẽ còn phân tích cách tiếp thu nguyên vẹn này ở tiểu mục 4 dưới đây).

Trong những trường hợp dưới đây, ý nghĩa của các hình ảnh trong ca dao người Việt lại khác với ý nghĩa của các hình ảnh cùng tên trong văn học Trung Quốc và văn học chữ Hán Việt Nam. Trong văn học chữ Hán, rồng tượng trưng cho nhà vua, tùng, trúc, mai tượng trưng cho những người quân tử có phẩm cách cao cả. Ngược lại, trong ca dao người Việt, rồng, mây, tùng, trúc, mai là những đôi bạn tình, tượng trưng cho nam nữ bình dân người Việt:

Sao rồng chẳng thở với mây vài lời

Tiếc công gắn bó nhớ lời giao đoan.(8)

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.(9)

+ Mận chào tùng, cúc, liễu, mai

Mận chào đằm thắm một vài ba câu.(10)

Theo thần thoại Trung Quốc, chim quạ (ô) và chim khách (thước) khuân đá lấp sông Ngân Hà tạo nên cầu Ô Thước để Chức Nữ qua gặp Ngưu Lang vào đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch. Trong văn học, cầu Ô Thước trở thành biểu tượng tình yêu. Có khi tác giả dân gian có ý thức dùng đúng tên gọi của điển tích này:

Sông Ngân Hà giữ trọn đừng phai

Dứt đường nhân ngãi lâu dài bỏ anh.(11)

Cũng là thể hiện tình yêu, nhưng có khi khác, người bình dân lại dân gian hoá điển tích này:

Tìm nơi kiếm chốn, tìm đường giả ơn

Lấy ai chắc phận thờn bơn một bề.(12)

Thế là với “cầu Ô chín thước” thì không còn cái ý nghĩa tên chim quạ (ô) và tên chim khách (thước) hợp lại thành tên cầu Ô Thước nữa.

Như vậy, khi chịu ảnh hưởng của văn học chữ Hán, có khi tác giả dân gian người Việt đã tiếp thu khá nguyên vẹn, có khi họ tiếp thu bằng cách biến cải. ở đây, vai trò của các trí thức bình dân người Việt là rất quan trọng.

4. Một “nghịch lý” của hiện tượng chịu ảnh hưởng văn học chữ Hán

“Nghịch lý” này thể hiện ở các vùng văn hoá với các truyền thống Nho học khác nhau.

Trong tập sách của nhiều tác giả Các vùng văn hoá Việt Nam do GS. Đinh Gia Khánh và nhà thơ Cù Huy Cận đồng chủ biên, các tác giả phân Việt Nam thành chín vùng văn hoá lớn. Đó là: vùng văn hoá đồng bằng miền Bắc, vùng văn hoá Việt Bắc, vùng văn hoá Tây Bắc, vùng văn hoá Nghệ Tĩnh, vùng văn hoá Thuận Hoá - Phú Xuân (hay là xứ Huế), vùng văn hoá Nam Trung Bộ, vùng văn hoá Tây Nguyên, vùng văn hoá đồng bằng miền Nam. Thăng Long - Hà Nội có vai trò đặc biệt trong lịch sử văn hoá Việt Nam nên được xếp thành một vùng văn hoá lớn.(13)

Nhìn một cách khác, văn hoá của người Việt có thể chia thành ba vùng lớn hơn: Bắc (trung tâm là văn hoá đồng bằng miền Bắc), Trung (với các vùng Nghệ Tĩnh (còn gọi là xứ Nghệ), xứ Huế, xứ Quảng), Nam (tức Nam Bộ).

So với các vùng khác, vùng Thăng Long - Hà Nội nói riêng và cả vùng văn hoá đồng bằng miền Bắc nói chung tiếp thu ảnh hưởng của Nho học và văn học Trung Quốc sớm nhất. Sự phát triển của nền văn hoá bác học gắn liền với sự phát triển của giáo dục. ở đây, từ năm 1070 đã có Văn Miếu và năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, việc giáo dục Nho học có từ lâu đời và phát triển hơn các vùng khác. “Trong thời kỳ Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số, thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác. Trong lịch sử 854 năm (1065 - 1915) khoa cử dưới các triều vua, cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc”.(14)

Vùng Nghệ Tĩnh có sự phát triển giáo dục đến mức người ta gọi đây là “đất học”. Từ đời Lý đến hết đời Lê, Nghệ Tĩnh có 1/16 số tiến sĩ toàn quốc. Từ thế kỷ XVIII, việc học hành ở nơi đây đã đuổi kịp vùng đồng bằng miền Bắc. Từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tức là dưới triều Nguyễn, khi kinh đô được đặt ở Huế, số người đỗ tiến sĩ ở Nghệ Tĩnh chiếm hơn 1/6 tổng số tiến sĩ của cả nước.(15)

Nam Bộ là vùng đất mới, do các thế hệ lưu dân Việt trải qua vô vàn gian khổ, hy sinh cùng với người Hoa, người Khơ Me chung sức khai phá và xây dựng nên. Về giáo dục Nho học, từ giữa thế kỷ XVIII ở đây có những trường tư thục. Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã mở các trường công học gọi là nhà tỉnh học, nhà phủ học. Khoa thi hương đầu tiên mở vào năm 1813; khoa thi hương cuối cùng tổ chức vào năm 1862, sau đó cả Nam Bộ bị thực dân Pháp thôn tính. Trong vòng 50 năm (1813 - 1862) cả Nam Bộ có 22 khoa thi hương, tuyển chọn được 296 cử nhân; trong số cử nhân này có một số ra kinh đô Huế thi hội, trong số ra thi này có năm người đỗ tiến sĩ.(16) Như thế, Nho học ở Nam Bộ bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với Nho học ở miền Bắc và miền Trung.

Trong quá trình văn hoá Việt tiếp xúc, giao lưu với văn hoá Hán, dần dần văn hoá Việt đồng văn với văn hoá Hán, nhiều từ ngữ Hán đi vào tiếng Việt, được gọi là từ ngữ Hán Việt. Xét theo nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam phân từ tiếng Việt thành hai loại: từ thuần Việt và từ ngoại nhập ; trong bộ phận từ ngoại nhập, từ Hán Việt chiếm một số lượng rất lớn. Nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì từ Hán Việt sẽ “góp phần làm cho tiếng Việt trở thành phong phú hơn, với những khả năng phân biệt tế nhị hơn”.(17) Ngược lại, nếu ai lạm dụng từ Hán Việt thì người đó sẽ không thành công.

Trong ca dao vùng đồng bằng miền Bắc, sự có mặt của điển tích Trung Hoa là điều dễ hiểu:

Xin người định liệu tôi đà được trông...(18)

“Thung huyên” tức “xuân huyên”. Xuân là một thứ cây thời thượng cổ, cứ 8.000 năm mới là một mùa xuân của nó, 8.000 năm nữa mới là mùa thu của nó. Người đời sau dùng từ “xuân” để chỉ người cha, với ý mong cho cha sống lâu như cây xuân, chữ xuân hơi giống chữ thung,một thứ cây cổ thụ, rồi từ chỗ viết nhầm chữ xuân ra chữ thung, nên thung cũng dùng để chỉ người cha trong gia đình. Huyên là một giống cây cỏ, cũng gọi là vong ưu thảo, người ta cho rằng ăn nó thì giải được phiền. Theo tục Trung Quốc xưa, huyên tượng trưng cho người mẹ, người ta trồng nó ở chỗ mẹ ở. Thung huyên là cha mẹ.(19)

Như trên đã nói, Thăng Long - Hà Nội nói riêng và vùng đồng bằng miền Bắc nói chung là nơi tập trung nho sĩ, có truyền thống Nho học lâu đời và phát triển hơn các vùng khác. Vậy mà trong ca dao nơi đây ít điển cố Hán học, rất hiếm có bài mà ở đó có từ một đến nhiều dòng toàn từ Hán Việt. Trong khi đó, ca dao xứ Nghệ, ca dao xứ Huế, ca dao Nam Bộ có nhiều điển tích, nhiều từ Hán Việt hơn. Đây là bài ca dao xứ Nghệ:

Lạ non, lạ nước, lạ lùng gặp nhau

Kháp người, kháp mặt, kháp tri âm với nường.(20)

Dòng thứ nhất (đã được dòng thứ hai dịch nghĩa) và dòng thứ ba (nghĩa là: Biết người, biết mặt, biết lòng) dùng toàn từ Hán Việt. Còn “kháp” (ở dòng thứ tư) là tiếng địa phương, có nghĩa là “gặp”.

Bài ca dao xứ Huế dưới đây sử dụng hai điển tích Lam Kiều (cầu Lam), Đào Nguyên của văn học Trung Quốc:

Đất Lam Kiều ngỡ ngàng khó bước

Động Đào Nguyên lạch nước quanh co

Rã rời duyên nợ oan chưa, hỡi trời!(21)

Điển tích Đào Nguyên đã nhắc đến ở trên. Còn Lam Kiều là một chiếc cầu thuộc huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Bùi Hàng là người đời Đường, gặp nàng Vân Kiều và được nàng tặng bài thơ. Bài thơ nhắc đến một người đẹp tên là Vân Anh. Về sau, Bùi Hàng đi đến Lam Kiều, nhân khát nước, ghé vào một ngôi nhà lá cạnh đường để xin nước uống. Bà lão chủ nhà gọi to một người tên là Vân Anh đem nước ra mời Bùi Hàng. Vì cảm sắc đẹp của Vân Anh, chàng Bùi lấy cớ bị mệt, xin trọ lại. Bà lão bằng lòng. Tối đến, chàng đem chuyện bài thơ ra hỏi bà lão, và ngỏ ý muốn hỏi Vân Anh làm vợ. Bà lão bảo: “Trước đây thần tiên có cho ta một thìa linh dược, cần có chày cối bằng ngọc để giã thì mới dùng được. Bao giờ người đem đủ các thứ đó lại đây, ta sẽ gả Vân Anh cho”. Bùi Hàng ra về, quyết tâm tìm mua bằng được chày cối ngọc. Khi mua được rồi, Bùi Hàng liền mang đến Lam Kiều. Thuốc tiên giã trong một trăm ngày thì xong. Bùi Hàng được cưới Vân Anh làm vợ. Hôm làm lễ cưới, chàng mới biết rằng, người tặng mình bài thơ trước đây chính là Vân Kiều, chị ruột Vân Anh. Về sau cả hai vợ chồng cùng lên cõi tiên. Lam Kiều là điển tích dùng để chỉ nơi người đẹp ở, hoặc để nói việc nhân duyên, việc trai gái gặp gỡ mà sau nên vợ nên chồng.(22)

Những dòng dưới đây giễu anh chàng hút thuốc phiện (trích từ một bài ca dao Nam Bộ), nhắc đến nhiều nhân vật trong các tác phẩm văn học của Trung Quốc (Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc):

Em có nói một hai lời làm mặt Trương Phi

Nằm chình chòng như Tôn Tẫn xem thơ

Mắt lim dim như ông Khổng nghiệm binh cơ

Phà hơi khói như Kinh Kha oán khí

Vui thú yên hà toại chí phong lưu.(23)

Bài ca dao xứ Huế dưới đây có hai dòng mở đầu dùng toàn từ Hán Việt:

Khúc sông eo hẹp phải tuỳ khúc sông.

Hai dòng chữ Hán có nghĩa là: Một lời đã nói ra, cỗ xe bốn ngựa cũng không đuổi kịp. Đúng như Ưng Luận đã nhận xét, chúng “chỉ dùng để đưa vần cho hai câu dưới chứ không có liên hệ gì với ý nghĩa cả”.(24)

Bài ca dao Nam Bộ sau đây chỉ có hai dòng thôi mà đã có một dòng toàn là từ Hán Việt:

Đại mộc lưu giang bất đắc hồi cố dã

Ruộng đất mãi rồi chuộc lại ai cho.(25)

Dòng đầu có nghĩa là: Cây gỗ lớn đang trôi trên dòng sông không thể quay lại được.

Chúng tôi thấy không cần phải dẫn thêm những bài ca dao Trung Bộ, Nam Bộ khác mà ở mỗi bài đó có nhiều dòng toàn dùng từ Hán Việt(26). Trong khi đó, phần ca dao trong cuốn Ca dao ngạn ngữ Hà Nộido Hội Văn nghệ Hà Nội công bố, không có một dòng nào dùng toàn từ Hán Việt.(27)

Đó chính là “nghịch lý”: Ca dao ở vùng có truyền thống tiếp thu Nho học và văn học Trung Quốc lâu hơn, sớm hơn lại không lạm dụng từ Hán Việt, ít dùng điển tích văn học Trung Quốc hơn.

Một cộng đồng cũng như một cá nhân, nếu có bản lĩnh văn hoá cao hơn những cộng đồng và cá nhân khác trong việc tiếp thu những yếu tố văn hoá ngoại nhập thì họ sẽ sử dụng những yếu tố ấy nhuần nhuyễn hơn, thành công hơn, không sùng ngoại, không sính nói chữ. Xin nêu một thí dụ, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) là người xứ Nghệ. Sau khi đỗ tú tài ở Hà Nội, ông sống ở Pháp 27 năm, giỏi tiếng Pháp đến mức “Tây cũng nể”. Ông còn trau dồi và am hiểu Hán học. Thế nhưng ông không sính dùng tiếng Tây và chữ Hán. Cách dùng từ của ông là chính xác. Những từ đó, cách diễn đạt đó thường quen thuộc với người Việt. Vì vậy, những bài viết của ông vừa dễ hiểu vừa sâu sắc./.(28) (*)

(1)     Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật đồng chủ biên (2001), Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin tái bản, Hà Nội, tập I, tr. 698

(2)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 468

(3)    Lê Thành Lân (2006), “Truyện Kiều được viết vào cuối thời Lê - đầu thời Tây Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Huế, số 4, tr. 90

(4)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 816

(5)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 964 - 965

(6)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 908

(7)    Đinh Gia Khánh chủ biên (1977), Điển cố văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 125 - 126

(8)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 279

(9)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 989

(10)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 1445

(11)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 409

(12)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 409

(13)    Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận đồng chủ biên (1995), Các vùng văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 6

(14)    Các vùng văn hoá Việt Nam, sách đã dẫn, tr. 67

(15)    Các vùng văn hoá Việt Nam, sách đã dẫn, tr. 140

(16)    Các vùng văn hoá Việt Nam, sách đã dẫn, tr. 195 - 196

(17)    Nguyễn Tài Cẩn (2001), “Văn hoá chữ Hán và ngôn ngữ Việt Nam: vai trò của các yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại”, trong cuốn sách của cùng tác giả Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 431

(18)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 939. Bài ca dao này lưu truyền ở vùng Bắc Ninh.

(19)    Điển cố văn học, sách đã dẫn, tr. 436 - 437

(20)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 1318

(21)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 815

(22)    Điển cố văn học, sách đã dẫn, tr. 68

(23)    Kho tàng ca dao người Việt, tập I, sách đã dẫn, tr. 981 - 982. Hành Giả (tức Tề Thiên Đại Thánh), Na Tra là nhân vật trong Tây du ký; Lưu Huyền (tức Lưu Bị), Trương Phi, ông Khổng (tức Gia Cát Lượng) là nhân vật trongTam quốc diễn nghĩa; Tôn Tẫn, Kinh Kha là nhân vật trong Đông Chu liệt quốc.

(24)    Ưng Luận (1999), Ca dao xứ Huế bình giải toàn tập,Sở Văn hoá - Thông tin Thừa Thiên Huế xuất bản, tr. 163.

(25)    Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 487

(26)    Xin xem thêm những bài ca dao đó, trong : Nguyễn Xuân Kính (2000), “Hai nét riêng của ca dao Hà Nội”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, số 9, tr. 22

(27)    Chu Hà, Tảo Trang, Triêu Dương, Phạm Hoà (1972), Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội tái bản. Sách này in lần đầu năm 1971.

(28)    Nhiều tác giả (1997), Tưởng nhớ nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, Nxb Thuận Hoá, Huế.

(*) Bài viết tham gia Hội thảo Văn học chữ Hán và văn hoá dân gian châu Á do Trường Đại học Thành Công (Đài Loan) tổ chức năm 2007.