Chiều cao và cân nặng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của Bố mẹ. Vậy làm sao để biết con yêu đang phát triển chuẩn theo từng giai đoạn? Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cung cấp cho bố mẹ thông tin về bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn WHO giúp Bố mẹ dễ dàng theo dõi sức khỏe và sự phát triển của con một cách toàn diện.
Chiều cao và cân nặng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của Bố mẹ. Vậy làm sao để biết con yêu đang phát triển chuẩn theo từng giai đoạn? Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cung cấp cho bố mẹ thông tin về bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn WHO giúp Bố mẹ dễ dàng theo dõi sức khỏe và sự phát triển của con một cách toàn diện.
Việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai và cho con bú đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu như mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, stress thì sẽ khiến cho trí tuệ và kỹ năng vận động sẽ trở nên kém hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn mang thai, thai phụ nên được bổ sung các loại khoáng chất và vitamin cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Bạn có thể đối chiếu chiều cao và cân nặng bé gái căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng này để có thể nhận biết được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn.
Đối với những trẻ bị khuyết tật, mắc bệnh lý mãn tính hay đã từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ, cụ thể là chiều cao cân nặng của trẻ.
Trong giai đoạn này, bé phát triển nhanh chóng cả về thể chất và trí não. Chính vì thế, Bố mẹ phải thường xuyên cập nhật tình trạng phát triển của con để đảm bảo bé đang phát triển đúng theo tiêu chuẩn, nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, và phát hiện kịp thời khi bé có dấu hiệu bất thường. Điều này giúp bố mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc cho con một cách phù hợp. Từ đó hỗ trợ bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng bé gái trong giai đoạn từ 0-2 tuổi như sau:
Bảng chiều cao cân nặng của bé gái từ 0-2 tuổi (Nguồn: Huggies)
Chiều cao của bé gái 15 tuổi thường dao động trong khoảng từ 152.9 cm đến 166.5 cm. Theo thống kê, chiều cao trung bình của bé gái ở độ tuổi này là khoảng 159.7 cm, với độ lệch chuẩn là +/- 6.8 cm. Điều này có nghĩa là nếu chiều cao của bé nằm trong khoảng này, thì sự phát triển của bé được coi là tốt. Tuy nhiên, chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, chế độ dinh dưỡng và mức độ vận động, nên mỗi bé gái có thể có sự phát triển khác nhau.
Đối với bé trai, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào có thể đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn, bạn hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của trẻ căn cứ vào bảng cân nặng chuẩn của bé này:
Trong độ tuổi này, bố mẹ cần lưu ý đến chỉ số BMI, được tính bằng công thức sau: BMI = (cân nặng (Kg) / (chiều cao x chiều cao) (m²)
Đối chiếu kết quả BMI vừa tính được với biểu đồ chỉ số BMI chuẩn của WHO theo độ tuổi và giới tính dưới đây để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ:
Biểu đồ chỉ số BMI đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì (Nguồn: Sưu tầm)
Ví dụ: Nếu bé gái 10 tuổi có cân nặng 30kg, chiều cao 1,3m thì chỉ số BMI được tính như sau:
Đối chiếu với biểu đồ đánh giá chỉ số BMI trên, ta thấy với độ tuổi 10 (nằm ngang) và chỉ số BMI là 17.751 sẽ nằm ở vùng màu xanh, nghĩa là trẻ có sức khỏe dinh dưỡng tốt, ba mẹ có thể yên tâm nhé.
Cách 1: Đo chiều cao cho bé ở tư thế nằm
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 24 tháng, đo chiều cao ở tư thế nằm là phương pháp an toàn và chính xác nhất. Để đo được chiều cao của bé, Bố mẹ có thể tham khảo các thao tác như bên dưới:
Chuẩn bị dụng cụ: Bố mẹ cần sử dụng thước mềm dẻo, dễ dàng đặt dọc theo cơ thể trẻ. Tiếp theo, đặt trẻ nằm trên bề mặt phẳng và cần có thêm một người giữ cho bé cố định.
Bé trên 2 tuổi đã có khả năng nhận thức tốt hơn và có thể đứng vững. Chính vì thế, Bố mẹ có thể đo chiều cao cho bé ở tư thế đứng. Dưới đây là các bước thực hiện:
Chuẩn bị dụng cụ: Bố mẹ nên sử dụng thước đo chuyên dụng treo tường hoặc thước dây dài. Cho con đứng nơi có sàn cứng, phẳng và có tường đứng phẳng. Sau đó, sử dụng một cuốn sách mỏng hoặc vật thẳng để đặt ngang đầu trẻ.
Các bước để đo cho bé ở tư thế đứng (Nguồn: Huggies)
Bố mẹ có thể sử dụng cân điện tử hoặc cân cơ để đo cân nặng cho bé, trong đó cân điện tử được khuyến nghị vì cho kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo con được cân trên bề mặt phẳng và cứng. Để thực hiện việc đo cân nặng, bố mẹ hãy làm theo quy trình sau:
Hướng dẫn tính cân nặng cho bé gái (Nguồn: Huggies)
Việc phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát những yếu tố này là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ.
Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé gái. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chiều cao của bé phần lớn lại bị tác động bởi chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, yếu tố di truyền chỉ chiếm 23% trong sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, vận động đóng góp 20%, chế độ dinh dưỡng quyết định 32%. Các yếu tố ảnh hưởng còn lại là do môi trường sống, bẩm sinh.
Khi vừa mới chào đời, chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ được tăng lên một cách nhanh chóng. Khi trẻ được 1 tuổi thì cân nặng và chiều cao sẽ được tăng gấp đôi so với khi trẻ vừa mới chào đời. Khi trẻ 1 tuổi, chiều cao có thể sẽ đạt ở mức 75 cm. Cho đến năm thứ 2, chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm 10 cm và từ 10 tuổi trở đi, mỗi năm chiều cao trung bình của trẻ sẽ tăng khoảng 5 cm.
Khi trẻ ngày càng lớn tuổi dần thì sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ dần chậm lại. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều rất quan trọng. Nếu không, trẻ sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Khi bước sang độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại. Trẻ chỉ có thể tăng thêm 1 đến 2cm chiều cao mỗi năm hoặc chiều cao không tăng thêm. Đến giai đoạn từ 23 đến 25 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ không tăng thêm nữa.
Thông thường, bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh thường được chi phối bởi các yếu tố dưới đây:
Bé sẽ nhận được những đặc điểm thừa hưởng từ gen di truyền của bố, mẹ khi vừa mới sinh ra. Chính vì vậy, yếu tố di truyền thường tác động đến sự phát triển ở trẻ. Mặc dù vậy, trẻ chỉ thường chịu tác động khoảng 23% yếu tố di truyền chiều cao từ bố, mẹ.
Một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu như trẻ bị suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển thể chất sẽ chậm dần.
Điều này khiến cho độ chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước của những cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì những yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ.