Bảo Ngọc Thư Việt Hải

Bảo Ngọc Thư Việt Hải

Ấn phẩm "Bảo ngọc thư" của soạn giả Việt Hải, được xuất bản năm 1974 tại nhà in Nam Giao. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu gồm 2 cuốn trong tình trạng đẹp, đầy đủ bìa gáy, ruột và lõi sách cứng cáp, chữ in rõ nét.

Ấn phẩm "Bảo ngọc thư" của soạn giả Việt Hải, được xuất bản năm 1974 tại nhà in Nam Giao. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu gồm 2 cuốn trong tình trạng đẹp, đầy đủ bìa gáy, ruột và lõi sách cứng cáp, chữ in rõ nét.

Bảo Ngọc Thư (Điểm Huyệt Tầm Long Lập Hướng) – Việt Hải

Bộ sách gồm 3 tập Bảo Ngọc Thư Tập Trung (Điểm Huyệt Bộ)- Bảo Ngọc Thư Tập Thượng (Tầm Long Bộ) Bảo Ngọc Thư Tập Hạ (Lập Hướng Bộ)

Nước Việt Nam ta ít ai là không biết tới một câu tục ngữ: “Người ta sống về mồ mả chứ không ai sống về cả bát cơm”. Câu tục ngữ trên đủ để chứng minh rằng ông cha của chúng ta, từ rất nhiều đời đã tôn sùng và tin tưởng ở khoa Địa lý Phong Thuỷ một cách rất đặc biệt. Trong lòng người Việt theo đạo Khổng, Mạnh luôn luôn mang nặng hai hoài bão sau đây:

Chính vì mang nặng trong lòng hai hoài bão trên, nên ta thấy có nhiều người, nhiều gia đình đã khổ công tìm thấy để đất, có khi phải nuôi thầy cả tháng cả năm ở trong nhà, chiều chuộng hầu hạ thầy hơn chính cả những người thân yêu nhất trong gia đình. Thầy địa lý vì vậy rất được mọi người vị nể và kính trọng. Tuy nhiên, số thầy hay thì quá ít mà dở thì quá nhiều, đấy là không kể đến những người chẳng biết gì về địa lý cũng mạo danh thầy để làm tiền thiên hạ. Trong số những người ham chuộng về môn địa lý, có lắm vị còn sang cả bên Tàu để đón các thầy địa lý Tàu về để đất cho nhà mình, vì các vị sẵn có thành kiến là thầy Tàu giỏi hơn thầy Việt Nam. Nhưng thật ra thì thầy Tàu cũng chẳng giỏi gì hơn thầy Việt Nam, phần nhiều các thầy Tàu cũng bịp bợm như ai, có điều là các thầy bịp dễ hơn người Việt Nam, vì các thầy là người ngoại quốc lại nói tiếng ngoại quốc.

Xem vậy thì đủ biết khoa địa lý quả đã có một tầm ảnh hưởng quan trọng, sâu xa trong đời sống dân tộc Việt Nam. Không ai còn có thể chối cãi được giá trị thực tế của nó.

Luận huyệt trung thai, tức, quyết

Luận huyệt trung sa sinh, tử, bí quyết

Luận huyệt trung thuỷ, minh, ám quyết:

Mười hai phép kết huyệt ở tham lang

Đảo ảnh tam thập lục huyệt pháp

Ngủ tinh tróc mạch chính, biến hình đồ

Nước Việt Nam ta ít ai là không biết tới một câu tục ngữ: "Người ta sống về mồ mả chứ không ai sống về cả bát cơm". Câu tục ngữ trên đủ để chứng minh rằng ông cha của chúng ta, từ rất nhiều đời đã tôn sùng và tin tưởng ở khoa Địa lý Phong Thuỷ một cách rất đặc biệt. Trong lòng người Việt theo đạo Khổng, Mạnh luôn luôn mang nặng hai hoài bão sau đây:

- Phải kiếm sao cho được một kiểu đất tốt để sau khi cha mẹ về già, lúc lâm chung sẽ đặt táng cho cha mẹ, gọi là để báo hiếu.

- Phải làm sao cho dòng họ được phồn thịnh quý hơn đời.

Chính vì mang nặng trong lòng hai hoài bão trên, nên ta thấy có nhiều người, nhiều gia đình đã khổ công tìm thấy để đất, có khi phải nuôi thầy cả tháng cả năm ở trong nhà, chiều chuộng hầu hạ thầy hơn chính cả những người thân yêu nhất trong gia đình. Thầy địa lý vì vậy rất được mọi người vị nể và kính trọng. Tuy nhiên, số thầy hay thì quá ít mà dở thì quá nhiều, đấy là không kể đến những người chẳng biết gì về địa lý cũng mạo danh thầy để làm tiền thiên hạ. Trong số những người ham chuộng về môn địa lý, có lắm vị còn sang cả bên Tàu để đón các thầy địa lý Tàu về để đất cho nhà mình, vì các vị sẵn có thành kiến là thầy Tàu giỏi hơn thầy Việt Nam. Nhưng thật ra thì thầy Tàu cũng chẳng giỏi gì hơn thầy Việt Nam, phần nhiều các thầy Tàu cũng bịp bợm như ai, có điều là các thầy bịp dễ hơn người Việt Nam, vì các thầy là người ngoại quốc lại nói tiếng ngoại quốc.

Xem vậy thì đủ biết khoa địa lý quả đã có một tầm ảnh hưởng quan trọng, sâu xa trong đời sống dân tộc Việt Nam. Không ai còn có thể chối cãi được giá trị thực tế của nó.