(Cổng khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư)
(Cổng khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư)
Phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hiện nay, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu từ phía khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên có xu hướng di chuyển và mở rộng về phía thành phố Hà Nội. Ngoài ra, vùng mây đối lưu từ phía huyện Thạnh Thất, Quốc Oai có xu hướng di chuyển về phía thành phố Hà Nội.
Trung tâm cảnh báo, trong khoảng 20 phút đến 3 giờ tới, những ổ mây đối lưu này trước tiên gây mưa rào và dông cho khu vực huyện Gia Lâm, quận Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông, sau đó tiếp tục mở rộng lan sang các quận nội thành khác của thành phố Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Khu vực TP. Hà Nội | 0934393668 - Dịch vụ cung ứng nhân sự
* Quy mô công trình: Biệt thự Nhà ở thấp tầng - Khu đô thị
* Phạm vi công việc: Thi công xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 68 căn biệt thự lô F và 02 căn biệt thự lô A
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 dưới thời nhà Lý, đánh dấu kỉ nguyên độc lập của nước Đại Việt. Thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 trên các phế tích của một công trình quân sự, trong vùng đất được bồi đắp của đồng bằng châu thổ sông Hồng, ngày nay là Hà Nội. Đây là trung tâm chính trị của vùng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ, trải dài từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long - Hà Nội với các vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi phát triển nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Các kiến trúc trong Hoàng thành và các di tích trong khu vực khảo cổ học ở số 18 Hoàng Diệu cho thấy một nền văn hóa độc đáo của vùng Đông Nam Á, mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi có sự giao thoa với văn minh Trung Quốc ở phía Bắc và văn minh Chămpa ở phía Nam.
Khu trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm ở trung tâm thủ đô của Việt Nam ngày nay, đây là phần quan trọng nhất và được bảo quản tốt nhất của khu thành cổ Thăng Long.
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 dưới thời nhà Lý. Đây là khu trung tâm quyền lực chính trị liên tục trong gần 13 thế kỷ.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ, như đã được phản ánh qua các cuộc khai quật khảo cổ học.
Khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nho giáo, giao lưu văn hóa với Trung Quốc ở phía Bắc và vương quốc Chămpa ở miền Nam. Khu di tích Hoàng thành thể hiện toàn bộ các trao đổi văn hóa quan trọng và hình thành nên một nền văn hóa độc đáo trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Thông qua hoạt động chính trị và có vai trò như một biểu tượng, Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử của một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới, cùng với sự phát triển nghệ thuật và quan niệm về đạo đức, triết học và tôn giáo. Di sản này được đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị ngoại bang đô hộ. Nơi đây còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.
Độ xác thực của khu di tích Hoàng thành Thăng Long phù hợp với các công trình được xây dựng trong giai đoạn thế kỷ 19 và 20. Các tòa nhà cổ hơn có niên đại từ các triều đại khác nhau, đặc biệt là di tích Cửa Đoan Môn và Bắc Môn, cung Hậu Lâu đều được khôi phục và sửa đổi. Tuy nhiên, những thay đổi này có liên quan đến lịch sử chính trị của di sản. Trải qua thời kỳ dài của lịch sử kinh thành Thăng Long, độ xác thực của các kiến trúc thay đổi theo từng thời kỳ phù hợp với các công trình thuộc địa và đương đại.
Việc bảo vệ pháp lý đối với di sản phụ thuộc chủ yếu vào hai luật: Luật di sản văn hóa (2001) và Luật về xây dựng đối với tất cả các công trình và dự án. Việc bảo vệ hợp pháp di sản luôn được khuyến khích, nhưng cần bổ sung, khuyến khích và mở rộng việc bảo vệ cả vùng đệm của khu di sản. Cơ quan quản lý đã xác định rõ vấn đề này và tiến hành thực hiện vào năm 2006, Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã tiến hành bàn giao trách nhiệm quản lý di sản ở Cổ Loa và Trung tâm bảo tồn di tích Thăng Long, còn gọi là Trung Tâm Thăng Long. Kế hoạch quản lý được ban hành và các nghiên cứu khảo cổ học được tăng cường và mở rộng. Cùng với đó, việc thẩm định chuyên môn đối với cán bộ tham gia việc bảo tồn cũng được coi trọng.
Người Việt (dân tộc Kinh) chiếm đa số trong các dân tộc sinh sống ở Việt Nam. Trên bản đồ xưa, nền tảng của đất nước này bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, khi mà các các thủ lĩnh trong vùng đã họp lại và bầu ra vị hoàng đế đầu tiên của nước Nam Việt.
Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, lãnh thổ nước này cắt ngang tỉnh Quảng Đông và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Các tài liệu đầu tiên còn lưu lại cho thấy sự có mặt thường xuyên của người Việt ở khu vực đồng bằng sông Hồng có niên đại năm 211 trước CN. Một xã hội nông nghiệp phát triển mạnh mẽ về vấn đề thủy nông, có giao thoa ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc ở phía Bắc và các nền văn minh Đông Nam Á và Nam Á.
Dưới áp lực của triều đại nhà Hán, nước Việt lui về vùng châu thổ sông Hồng, vùng đất chiếm được vào năm 111 trước CN. Vùng đất này trở thành một trong những quốc gia ở phía Nam bị Trung Quốc nhòm ngó, dưới sự kiểm soát về chính trị và văn hóa trong suốt gần 1000 năm. Một thành trì Trung Hoa được dựng lên vào thời kỳ đó, trên đất Hà Nội ngày nay, được minh chứng thông qua việc phát hiện những chiếc giếng cổ và các di tích lịch sử từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9.
Sự cai trị của Trung Hoa ở vùng đồng bằng và hạ lưu sông Hồng kết thúc vào thế kỷ thứ 10, với sự trở lại của triều đại độc lập (Đinh- Lê) và việc khẳng định vương quốc độc lập Đại Việt trong khu vực châu thổ sông Hồng. Thành Thăng Long mới được xây dựng trên vị trí khu thành cổ đã thể hiện nền độc lập của đất nước vào đầu thế kỷ thứ 11 dưới triều đại nhà Lý. Tòa thành được bao quanh bởi một bức tường thành phòng thủ và bao quanh Tử Cấm Thành, được xây dựng bằng gạch và được mở rộng vào năm 1029. Đây là trung tâm quyền lực và bên trong là Cấm Thành, là nơi ở của vua. Song song với việc khẳng định nền độc lập của nước Đại Việt, vào cuối thiên niên kỷ, vương quốc cổ Chămpa và những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn độ Dương đã phát triển ở miền Trung và miền Nam Việt Nam ngày nay. Bản thân vương quốc này cũng đã giao lưu với đế chế Khơme hùng mạnh đang ngày càng bành trướng. Quốc gia này là một vùng đất truyền bá các nền văn hóa, đặc biệt là Phật giáo đến từ Ấn Độ và Nam Á ở khu vực Đông Nam Á.
Lịch sử lâu dài của khu vực châu thổ sông Hồng, đặc biệt là khu Hoàng thành được thể hiện qua sự tương tác liên tục giữa của cư dân Việt với các triều đại ở Trung Hoa ở phương Bắc và với vương quốc Chămpa ở phương Nam, được thể hiện qua các truyền thống Phật giáo. Đây là một nền văn minh nông nghiệp là cơ bản, đã đạt được mức độ cao về sự kiểm soát hệ thống thoát nước, đắp đê và hệ thống thủy nông.
Trong thời kỳ nhà Lý (1010-1225) và nhà Trần (1225- 1400), nền văn hóa Phật giáo phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức như đời sống xã hội và tôn giáo. Vương quốc Đại Việt mở rộng ảnh hưởng và phát triển. Để giúp cho nhà Lê (1428-1789), sự thay đổi triều đại dẫn đến sự trở lại và phát triển nhanh các giá trị của Nho giáo, nhất là vào thế kỷ thứ 15. Vậy nên, Hà Nội là một trong những cảng thị quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á. Việc xây dựng điện Kính Thiện ở trung tâm Tử Cấm thành chính là hoàn thành kiến trúc và đô thị hóa quyền lực cụ thể của văn hóa Việt. Khu thành được mở rộng tối đa vào khoảng thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, với việc phát triển ra vùng ngoại ô dành cho các thợ thủ công và thương nhân phục vụ cho chính quyền (quyền lực). Kinh thành Thăng long và toàn bộ Tử cấm thành đóng vai trò chính trị, hành chính quan trọng, về truyền thống Nho giáo và thể hiện nghi thức hoàng gia. Đây cũng là thời kỳ của chinh phục vương quốc Chămpa ở phía Nam, tạo nên một tầm vóc lớn cho triều đại. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ 17, sự thay đổi về chính trị dần xảy ra. Hoàng đế chỉ có vai trò bù nhìn, trong khi chính quyền thực sự rơi vào tay hai dòng họ lớn mạnh, nhà Trịnh ở miền Bắc và nhà Nguyễn ở miền Nam. Hai nhà Trịnh- Nguyễn này nắm giữ hoàn toàn quyền lực vào đầu thế kỷ 18, thiết lập một triều đại mới và kinh thành mới ở Huế vẫn ở trung tâm hơn.
Tuy nhiên hệ thống thành Thăng Long ở miền Bắc vẫn là nơi ở của hoàng đế trong các chuyến đi ra miền Bắc. Hệ thống công sự được xây dựng lại (1805) theo kiểu kiến trúc Vô-băng.
Quân đội thực dân Pháp có mặt ở phía Nam Việt Nam từ những năm 1860. Họ đã tiến hành cuộc chinh phục miền Bắc vào đầu những năm 1880. Thăng Long trở thành trung tâm quyền lực. Đặc biệt, đây là tổng hành dinh của quân đội thực dân tập hợp tất cả các lực lượng ở Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia hiện nay). Nhiều cung điện được xây dựng lại theo phong cách châu Âu, thường là tân cổ điển, như điện Kính Thiên, ở trung tâm của Tử Cấm thành cũ (1886). Dinh Thống đốc được xây dựng, các công sự bị san bằng vì đô thị hóa theo phong cách châu Âu, với các đại lộ rộng lớn ở ngoại vi và bên trong khu thành cổ (cuối thế kỷ 19).
Sau cuộc chiến tranh giành độc lập (1954), Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền, chính quyền miền Bắc Việt Nam chuyển vào Hà Nội, và Tử Cấm Thành cũ trở thành trụ sở của Việt Nam ở miền Bắc. Trong suốt cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, hầm chỉ huy D67 được chuyển vào không gian của điện Kính Thiên (1967).
Từ năm 1994 đến năm 2004, Bộ Quốc phòng đã dần dần từ bỏ việc sử dụng địa điểm này và đánh giá về giá trị văn hóa và lịch sử của nó. Khu đất số 18 phố Hoàng Diệu, ban đầu dành cho việc xây dựng nhà Quốc hội đã tiết lộ một khu khảo cổ học đặc biệt (2002). Dự án này được duy trì, nhưng sử dụng một phần nhỏ trong diện tích ban đầu.
Một số hình ảnh về di tích Hoàng thành Thăng Long:
Theo: http://whc.unesco.org/fr/list/1328