Kiên Trì Theo Chúa

Kiên Trì Theo Chúa

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” là nhan đề cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ra mắt bạn đọc tại Hà Nội, tập hợp 29 bài viết, bài phát biểu thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định và sự phát triển sáng tạo, hoàn thiện tư duy lý luận, nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” là nhan đề cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ra mắt bạn đọc tại Hà Nội, tập hợp 29 bài viết, bài phát biểu thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định và sự phát triển sáng tạo, hoàn thiện tư duy lý luận, nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

bước giúp bạn có thể nâng cao được sự kiên trì?

Điều đầu tiên cần phải làm chính là phải biết và xác định mình muốn làm gì. Bởi chúng ta không thể đi xa khi không biết mình phải đi đâu. Và ước mơ là “kim chỉ nam” để bạn lên kế hoạch cụ thể từng bước cần phải làm gì. Chúng ta cần phải biết đích đến mới có thể giữ vững quyết tâm và bền bỉ để theo đuổi nó.

Mục tiêu ở đây là những gì bạn muốn đạt được trong một thời gian cụ thể. Việc vạch ra mục tiêu giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn. Và giúp bạn nỗ lực trau dồi, sắp xếp thời gian và nguồn lực để đạt được nó.

Bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn để từng bước đạt được mục tiêu trong dài hạn. Việc này sẽ giúp bạn không cảm thấy nản chí và mệt mỏi, mà sẽ nỗ lực ngày qua ngày để đạt cái nhỏ trước, sau đó là mục tiêu lớn hơn.

Ví dụ, mục tiêu lớn của bạn là đi du học, bạn sẽ không thể cắm đầu vào học và làm vì sẽ rất nhanh nản. Bạn cần đặt ra mục tiêu nhỏ hơn như đạt được bảng điểm thế nào, cải thiện trình độ tiếng Anh ra sao. Dưới mỗi mục tiêu nhỏ đó lại là các mục tiêu nhỏ khác cho từng môn học, hoặc kỹ năng cụ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm về cách thức đặt mục tiêu tại ĐÂY.

Khi đã xác định được mục tiêu, ta cần có một kế hoạch cụ thể và chi tiết. Bạn có thể tham khảo ở bài viết. Kế hoạch lập ra để chúng ta không bị đi lạc giữa chừng, bạn chỉ có động lực từ mục tiêu mà không có kế hoạch chi tiết thì sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tự chiều chuộng bản thân rồi quên đi việc mình đang làm là gì.

Tuy nhiên hãy có sự linh động trong kế hoạch từng thời điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. Ví dụ như bạn đang cảm thấy tiếng Anh phần nghe – nói còn yếu, nên tập trung cho phần đó nhiều hơn, nhưng khi đã cải thiện rồi bạn nên có sự cân bằng lại giữa các kỹ năng sao cho phù hợp để tăng tốc và đạt được mục tiêu đã đề ra đúng hạn nhé.

Quá trình chinh phục mục tiêu không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Sẽ có lúc bạn cảm thấy nản lòng và muốn từ bỏ. Cũng giống như câu chuyện học tập, đôi khi học một thứ mới bạn cần có khoảng thời gian và không gian để những thứ đó bám rễ và nảy mầm, quá trình này sẽ diễn ra chậm rãi nhưng không phải không có kết quả. Bạn hãy tiếp tục học tập, gắng hết sức mình cũng như hiểu được rằng sự cố gắng của mình sẽ được đền đáp một ngày không xa.

Hãy chấp nhận rằng không phải lúc nào cũng sẽ luôn có người bên cạnh để động viên và cổ vũ bạn. Quan trọng là ở chính bản thân mình. Hãy tự động viên mình vượt qua và không từ bỏ nó. Bạn sẽ ngày càng trở nên kiên trì hơn với mục tiêu của mình.

Việc rèn bản thân vào thói quen và lối sống kỷ luật sẽ giúp ta bám sát theo kế hoạch và định hướng đã vạch ra.

Một người kỷ luật bản thân tốt thường ít khi xao nhãng bởi tác nhân bên ngoài. Họ sẽ không bao giờ đầu hàng hay bỏ cuộc cho dù gặp khó khăn, thử thách. Vậy nên khi sống có kỷ luật, bạn sẽ rèn luyện được tính kiên trì. Vì kỷ luật sẽ “giữ” bạn lại khi có ý định buông bỏ.

Việc rèn kỷ luật này không có phương pháp cụ thể nào cả, bạn càng rèn luyện nhiều thì sẽ tạo thành thói quen cho bản thân, vì cuối cùng thì chỉ có chính bản thân bạn mới có thể tự trợ giúp cho chính bản thân mình mà thôi.

Kiên trì không chỉ là một phẩm chất, đó còn là kỹ năng mà bất cứ ai trong chúng ta cần rèn luyện để có thể tiến gần hơn đến với mục tiêu của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có một định hướng rõ rằng hơn và cảm thấy kiên định hơn với những con đường mà mình đã quyết tâm lựa chọn.

Công bằng là một thực tại sống rất cụ thể. Trước một vài tình huống, một vài dữ kiện của cuộc sống, một vài kiểu cách hành động và qua sự phán đoán, chúng ta nói rất tự nhiên: “Thật công bằng!” hoặc “Thật bất công!”. Một tình cảm trong ta đã được diễn tả qua các lời thốt ra như thế. Chỉ sau khi sự việc xảy ra chúng ta mới cảm nhận được sự việc đó là công bằng hay bất công. Cảm nhận công bằng này làm cho ta khám phá ra ta là ai và điều ta phải làm. Nói cách khác, sự tìm kiếm và yêu sách của công bằng thường gắn liền với một lý tưởng công bằng mà chúng ta đang có nơi mình, và cũng là một thực tại bất công mà ai đó đang phải hứng chịu.

Vì thế, cách đặt vấn đề về công bằng và bất công mở ra một hướng nhìn về đạo đức và luân lý. Đòi công bằng giả thiết phải có một khả năng phân biệt, phán đoán một hành động, một tình huống là tốt hay xấu đối với ta hay với tha nhân.

Thực ra, tiếng “iustitia” (justice) trong các ngôn ngữ Âu châu có cùng gốc La ngữ thường được dịch ra Việt ngữ là “công lý, công bằng”, áp dụng vào những mối tương quan giữa con người với nhau sống trong xã hội. Thế nhưng Kinh Thánh còn áp dụng danh từ ấy cho cả mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa. Vì thế mà nó còn được dịch là “công chính” (hay ngay lành, chính trực).

Theo quan niệm phổ thông trong các tôn giáo, con người được coi là “công chính” khi ăn ở sòng phẳng với Thiên Chúa, thi hành đầy đủ các bổn phận mà Chúa đã truyền, cách riêng là các bổn phận đối với Chúa, quen gọi là các việc đạo đức. Đối lại, con người cũng có quyền đòi Thiên Chúa thanh toán nghĩa vụ của Ngài, tức là ban thưởng cho người lành.

Một thái độ thường xảy ra trong đời sống đạo là con người yêu sách Thiên Chúa phải trả công xứng đáng với việc lành mình đã làm. Thiên Chúa cũng phải giữ phép công bình chứ! Phúc Âm thánh Matthêu đã hơn một lần cảnh giác chúng ta về não trạng đó trong dụ ngôn về những người được gọi vào làm vườn nho (20,1-15). Mấy chàng hùng hục làm việc đầu tắt mặt tối tưởng rằng mình sẽ lãnh tiền công nhiều hơn những tên mới vào làm ban chiều. Thế nhưng họ đã vỡ mộng! Ở đây, chúng ta không thể so sánh mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa giống như công nhân đòi ông chủ trả lương, mà là “phần thưởng” của Cha trên trời. Đó là một hồng ân, và hồng ân đó chính là Nước Thiên Chúa (5,3.10), tức là chính Thiên Chúa. Nhưng thực tế, cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng.

Thánh sử Maccô truyền lại cho chúng ta những lời này của Chúa Giêsu, được cất lên trong một cuộc tranh luận về những gì là sạch và những gì là ô uế : “...Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế... Người nói: ‘Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người,... Bởi vì chính từ những gì từ bên trong, từ tâm hồn con người, mà ra những dự định độc ác’” (x. Mc 7,14-15.20.21). Ở đây, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy một cám dỗ thường xuyên nơi con người: Cám dỗ đặt nguồn gốc sự dữ vào trong một nguyên nhân bên ngoài. Nhìn gần hơn điều đó, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều ý thức hệ hiện đại đang lưu hành giả định này: Bởi vì bất công đến từ bên ngoài, chỉ cần loại bỏ những nguyên nhân ngoại tại ngăn cản việc thực hiện sự công bằng. Cách suy nghĩ này – Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta – là ngây thơ và mù quáng. Bất công, hậu quả của sự dữ, không chỉ đến từ những nguyên nhân bên ngoài. Nó có nguồn gốc trong tâm hồn con người, nơi người ta phát hiện có đồng lõa bí ẩn với sự dữ. Đó là tính ích kỷ, hậu quả của tội nguyên tổ. Adam và Eva đã bị lời dối trá của Satan quyến rũ. Khi ăn trái bí ẩn, họ đã bất tuân lệnh Chúa truyền (x. St 3,1-6). Làm thế nào con người có thể tự giải thoát khỏi khuynh hướng ích kỷ này, để mở lòng ra với tình yêu?

Công bằng trên nền tảng giao ước cũ

Theo tập tục Do Thái được diễn tả rõ ràng trong Sách Thánh, con người chịu trách nhiệm về các đồi bại luân lý và về sự bất công. Tuy nhiên, Kinh Thánh xác nhận sự tự do và lòng tốt tiên khởi của con người. Từ đó, một vấn nạn luôn tồn tại: Con người nhận biết mình được tự do và cùng lúc bị sự tự do ấy giam cầm. Sự xung đột này được thánh Phaolô diễn tả như sau: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm.” (Rm 7,15)

Vậy giải thoát nào mà ta hy vọng? Đó là sự giải thoát mà dân Do Thái đã sống như một giao ước giữa Thiên Chúa và Dân của Người, và rộng hơn nữa là với tất cả nhân loại. Điều chính yếu của giao ước đó là chính Thiên Chúa lập nên công bằng và là sự công bằng cho chúng ta. Thiên Chúa là Đấng Công Chính.

Mặt khác, đối với dân Israel, công bằng liên kết chặt chẽ với Giao ước: là công bằng nếu hành động theo Giao ước và là bất công nếu phá hủy nó. Kinh Thánh mô tả tội như là sự đổ vỡ chính yếu của Giao ước hay là sự bất công chính yếu. Bởi tội, con người lìa xa Thiên Chúa và cũng bởi tội con người cũng lìa xa anh em và cô lập chính mình. Điều này cho thấy tội lỗi làm tổn thương con người trong tương quan với người khác. Vì thế, cuộc lưu đày ở Babylon của dân Israel tạo ra một ấn tượng khó quên. Sự công bình của Thiên Chúa đã được mạc khải trong sách Isaia các chương từ 40 đến 66: Thiên Chúa công chính, đúng mực, yêu thương, tha thứ, bao dung. Thay vì lên án kẻ có tội, Thiên Chúa tiếp tục tỏ ra là Cha của họ, yêu thương họ. Thiên Chúa duy trì giao ước với dân Người. Người nhận về mình phần đổ vỡ, bất công của con người. Thiên Chúa đã chọn một con đường không thể tưởng tượng nổi: Người chiến thắng sự dữ bằng lòng trung tín. Ở đây, cái nhìn trong Kinh Thánh về công bằng của Thiên Chúa và công bằng của tín hữu hầu như không có điểm chung nào với cái nhìn của chúng ta thường có về công bằng. Chúng ta thường nghĩ rằng phải trả cho mỗi người cái gì là của họ.

Nói cách khác, đối với người Do Thái công bằng có nghĩa là chấp nhận hoàn toàn ý muốn của Thiên Chúa của Israel và công bằng đối với người thân cận (x. Xh 20,12-17), đặc biệt hơn là đối với người nghèo, khách ngoại kiều, cô nhi, quả phụ (x. Đnl 10,18-19). Hai vế này liên kết với nhau, vì đối với người Israel, cho người nghèo chỉ là sự có qua có lại những gì mà Thiên Chúa đã làm cho họ: Người động lòng thương nỗi lầm than khốn khổ của dân Người. Vì thế, để sống công bằng, cần phải thoát ra khỏi ước mơ này là sự tự tại, khỏi sự cuộn mình lại trên mình vốn làm phát sinh bất công. Nói một cách sâu xa, phải có một sự giải phóng tâm hồn, mà chữ nghĩa của Luật Môsê không thể thực hiện được. Như vậy, con người có còn hy vọng ở công bằng chăng?

Sự công bằng này của Thiên Chúa đã được hoàn thành trong Tân ước và trước tiên là trong kinh nghiệm của chính Chúa Giêsu. Ngài đi theo lộ trình của sự công bằng cho đến lúc xảy ra cuộc thương khó, cái chết và phục sinh. Bằng cách hoàn thành nơi mình tất cả di sản của Cựu ước, Chúa Giêsu mời gọi con người tiến bước trong việc thay đổi thái độ và con tim. Vì thế, nhãn quan của người tín hữu về công bằng hết sức đặc biệt. Công bằng đối với Kitô hữu không phải là một đồ vật đi tìm hay một thứ thực hành luân lý. Nó là một mối tương giao cá nhân với Đức Kitô, một tương giao của lòng tin và niềm trông cậy nơi Đức Kitô (x. Ga 3,6-7).

Hơn nữa, công bằng theo Phúc Âm là công bằng được triển nở bằng tình huynh đệ của tất cả mọi người, nhất là những người bé mọn. Không có não trạng chủ tớ cho bằng “người này là tôi tớ của người kia”. Sự công bằng này đã được Đức Kitô sống và làm cho trọn vẹn. Do vậy, Giáo hội và Kitô hữu sống đức công bằng này như một sự việc đã có rồi, một thực tại đã có và sẽ đến: ơn ích và sự tha thứ có thể thực sự thay đổi lịch sử.

Chúa Kitô, công bằng của Thiên Chúa

Cho nên việc loan báo Tin Mừng đáp ứng trọn vẹn sự khát khao công bằng của con người. Vậy đâu là công bằng của Chúa Kitô? Đó trước hết là một sự công bằng sinh ra từ ân sủng. Sự kiện việc đền tội được thực hiện trong máu của Đức Kitô, có nghĩa là con người không được giải thoát khỏi gánh nặng các tội lỗi của mình bằng những lễ vật, nhưng bằng cử chỉ tình yêu của Thiên Chúa vốn vô biên, đến mức nhận về Người lời chúc dữ vốn dành cho con người, để trả lại cho con người lời chúc lành của Thiên Chúa (x. Gl 3,13-14). Nhưng người ta có thể phản bác ngay: về loại công bằng nào vậy, nếu người công chính chết cho kẻ có tội và kẻ có tội nhận được lời chúc lành đáng ra là của người công chính? Mỗi người chẳng phải nhận được cái trái ngược với những gì nó đáng được đó sao? Thực tế, ở đây, sự công bằng của Thiên Chúa cho thấy sự khác biệt sâu xa với công bằng của con người. Thiên Chúa đã trả vì chúng ta, nơi Con của Người, giá chuộc, một cái giá phải trả quá cao. Đối diện với công bằng của Thập Giá, con người có thể nổi loạn, vì Thập Giá biểu lộ sự lệ thuộc của con người, sự lệ thuộc của nó đối với một người khác để được là chính nó một cách tròn đầy.

Quả thật chúng ta đều đã phạm tội, vi phạm luật Chúa nên đáng bị hình phạt. Nhưng vì yêu thương con người nên Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta bằng chính mạng sống của Chúa Giêsu trên thập giá. Chúng ta thấy rõ sự công bình của Thiên Chúa. Thập Giá bày tỏ sự công bình tuyệt đối của Thiên Chúa khi Ngài tha tội cho chúng ta để trọn sự công bình theo luật của Chúa, nhưng cũng trọn vẹn tình yêu thương của Ngài đối với chúng ta. Phương cách tốt nhất để các Kitô hữu có được sự công bằng theo ý muốn của Thiên Chúa nơi mình đó là: phải trở về với Chúa Kitô, tin vào Phúc Âm, bao hàm sự từ bỏ những ảo tưởng tự tại. Khám phá và chấp nhận sự nghèo khó của chính mình cũng như của tha nhân, hầu khám phá ra sự cần thiết được Người tha thứ và trở nên kẻ nghĩa thiết với Người.

Tóm lại, sự công bình là một trong những phẩm tính tốt lành của Thiên Chúa. Thiên Chúa rất công bình, ngay thẳng trong mọi công việc, không có sự bất công nào nơi Người. Chúng ta là con cái của Chúa nên được Ngài yêu thương hơn ai hết. Tuy nhiên, Thiên Chúa – Đấng Công Bình, không bao giờ chấp nhận tội lỗi hay một điều gì bất công. Chúa sẵn sàng sửa trị để chúng ta ăn năn, chứ không bỏ rơi chúng ta. Như người mẹ thương con không phải là không bao giờ đánh con, là sửa trị, là dạy dỗ để người con mỗi lúc một tốt hơn. Chúa đối với chúng ta cũng vậy. Hơn thế nữa, do bởi hành động của Chúa Kitô, chúng ta có thể đi vào trong một sự công bằng “to lớn hơn”, công bằng của tình yêu (x. Rm 13,8-10), công bằng của người mà ở bất cứ tình huống nào, cũng cho mình là con nợ hơn là chủ nợ, bởi vì đã nhận được nhiều hơn những gì mà người đó có thể hy vọng. Vững tin vì kinh nghiệm này, Kitô hữu được mời gọi dấn thân vào việc kiến tạo những công bằng xã hội, nơi tất cả mọi người nhận được những gì cần để sống theo nhân phẩm của họ và nơi công bằng được làm cho sinh động nhờ Tình Yêu.