Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm
Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm
Bài viết tra cứu Mã tỉnh Sơn La năm 2024 mới nhất gồm đầy đủ thông tin về mã tỉnh (thành phố), mã quận (huyện), mã xã (phường), mã trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Mã tỉnh Sơn La là 14 còn Mã Huyện là từ 00 → 12 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Trong đó, DTNT = Dân tộc nội trú.
Đối với Quân nhân, Công an tại ngũ và Học ở nước ngoài:
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Với 6 dây chuyền sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước Nga, đông Âu, Hàn Quốc, trung bình mỗi năm nhà máy sản xuất được khoảng 500.000 sản phẩm các loại. Thời gian qua, Nhà máy may của Công ty cổ phần may Mường La hoạt động trong điều kiện vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa duy trì sản xuất, tạo việc làm ổn định cho 200 công nhân.
Ca sản xuất tại Công ty cổ phần may Mường La.
Nhà máy may của Công ty đứng chân tại bản Nà Tòng, thị trấn Ít Ong, xây dựng trên diện tích hơn 8 ha, gồm các khu: Điều hành, sản xuất, hoàn thiện, bếp ăn và các công trình phụ trợ khác. Có mặt tại Nhà máy vào trung tuần tháng 10, ngay tại lối vào cổng Nhà máy đã được bố trí phân luồng kiểm soát dịch Covid-19 đối với các công nhân đến làm việc. Trong khu nhà xưởng, các dây chuyền sản xuất được bố trí khoa học, đảm bảo khoảng cách trong công tác phòng, chống dịch, sạch sẽ, thoáng mát; công nhân miệt mài sản xuất hoàn thành những sản phẩm may mặc chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đầu năm đến nay, Công ty đã sản xuất được gần 450.000 sản phẩm các loại, tổng giá trị 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Bá Đông, Giám đốc Công ty cổ phần may Mường La, cho biết: Để thực hiện tốt “mục tiêu kép”, Công ty đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, với 7 tổ giúp việc. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thực hiện kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh đối với công nhân làm việc trong nhà máy. Hướng dẫn công nhân thực hiện nghiêm thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế phòng, chống dịch Covid-19, không để dịch bệnh xâm nhập vào Nhà máy. Đồng thời, xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi có trường hợp F0 trong Công ty; chuẩn bị khu cách ly bệnh nhân riêng biệt. Chú trọng công tác tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho công nhân. Đến thời điểm hiện tại đã có 75% số công nhân được tiêm từ 1-2 mũi vắc xin; hiện đang tiếp tục bổ sung danh sách để tiêm phòng.
Hằng ngày, công nhân đến Công ty làm việc đều được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn; thường xuyên vệ sinh khu vực phân xưởng. Khi phát hiện trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, báo ngay cho tổ trưởng hoặc trưởng ban chỉ đạo để có biện pháp xử lý kịp thời. Công ty còn chú trọng sắp xếp các vị trí làm việc đảm bảo giãn cách theo quy định. Trong thời gian sản xuất, các bộ phận không sang vị trí làm việc của nhau khi không cần thiết. Việc tổ chức bữa ăn tập thể cho công nhân được chia thành 2 ca, đảm bảo khoảng cách quy định, tránh tụ tập đông người...
Chị Lù Thị Mơ, tổ trưởng tổ 3, bản Nà Nong, thị trấn Mường La chia sẻ: Chúng tôi được hướng dẫn cài đặt và sử dụng Bluezone. Hiện tôi đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch Covid-19. Chúng tôi yên tâm sản xuất.
Công ty luôn tạo việc làm ổn định cho công nhân, thu nhập từ 4-9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài lương, Công ty còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác để động viên, khuyến khích người lao động gắn bó với doanh nghiệp, như: Hỗ trợ người làm việc chuyên cần đủ ngày công trong tháng 200.000 đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa và chỗ nghỉ trưa cho công nhân; đóng BHXH đối với những người làm việc lâu dài; có chế độ nghỉ phép và nghỉ lễ đúng quy định. Công nhân mới đến làm việc được Công ty hỗ trợ từ 1,5- 2,5 triệu đồng người/tháng trong thời gian học nghề.
Chị Quàng Thị Thanh, bản Cang Phiêng, xã Pi Toong, làm công nhân tại Công ty được hơn 1 năm, cho biết: Chỉ sau 1 tuần được đào tạo tại Công ty, tôi đã may được những đường cơ bản. Hiện nay, tôi là trưởng tổ 2, vừa quản lý công nhân trong tổ vừa tham gia may mặc. Chúng tôi hưởng tiền lương theo khoán sản phẩm, trung bình là 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn được Công ty hỗ trợ tiền chuyên cần, ăn trưa, nghỉ trưa. Khoảng cách từ nhà đến chỗ làm gần, nên sau giờ làm việc tôi có thời gian chăm sóc gia đình, con cái học hành.
Thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất, Công ty cổ phần may Mường La đã tạo việc làm ổn định cho công nhân, giúp người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Dự kiến năm 2022, Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và sẽ tuyển thêm 1.000 công nhân để đáp ứng các đơn hàng.
(TN&MT) - Ngày 9/7, tỉnh Sơn La phối hợp với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) tổ chức Lễ khai trương cặp cửa khẩu phụ Nậm Lạnh (Sốp Cộp, Sơn La) - Mường Pợ (Mường Son, Hủa Phăn, nước CHDCND Lào).
Việc khai trương cặp cửa khẩu phụ Nậm Lạnh – Mường Pợ có ý nghĩa quan trọng đối với hai huyện Sốp Cộp - Mường Son và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước đi lại, trao đổi hàng hóa. Đồng thời, tăng cường hơn nữa truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng ngày càng phát triển theo chiều sâu và bền chặt hơn.
Đây là cửa khẩu phụ thứ hai được khai trương trên địa bàn tỉnh Sơn La với nước bạn Lào và là cửa khẩu phụ đầu tiên trên địa bàn huyện Sốp Cộp với huyện Mường Son, tỉnh Hủa Phăn. Hiện nay, tỉnh Sơn La có 4 cửa khẩu với nước bạn Lào gồm cửa khẩu quốc gia Lóng Sập (Mộc Châu), cửa khẩu Chiềng Khương (Sông Mã) và cửa khẩu phụ Nà Cài, xã Chiềng On (Yên Châu), cửa khẩu Nậm Lạnh (Sốp Cộp).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhấn mạnh: Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền nhân dân hai tỉnh đã triển khai các kế hoạch hợp tác, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và củng cố hệ thống chính trị, góp phần xây dựng khu vực biên giới hai nước vững mạnh và phát triển toàn diện. Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đề nghị mỗi tỉnh tiếp tục quan tâm trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách phù hợp, đáp ứng với yêu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hủa Phăn, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn Văn Xay Pheng Xum Ma đã khẳng định, việc khai trương cặp cửa khẩu phụ lần này có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới được đi lại, trao đổi hàng hóa; đồng thời, vun đắp truyền thống đoàn kết, hữu nghị thủy chung, trong sáng giữa hai nước Việt – Lào nói chung, Hủa Phăn và Sơn La nói riêng ngày càng phát triển...
Tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn có chung đường biên giới dài 242 km với 113 cột mốc quốc giới, có hai cặp cửa khẩu chính, hai cặp cửa khẩu phụ và một số điểm lối mở biên giới phục vụ cư dân trong khu vực biên giới hai bên trong việc xuất nhập cảnh để thăm thân, mua bán, trao đổi hàng hóa.
Ngay sau Lễ khai trương, lãnh đạo hai tỉnh cùng đoàn công tác đã tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh.