Tiếp Tục Giảm 2 Thuế Vat

Tiếp Tục Giảm 2 Thuế Vat

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ nay đến cuối năm 2024 - Ảnh: VGP/LS

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ nay đến cuối năm 2024 - Ảnh: VGP/LS

Thu thuế bán hàng online để đảm bảo công bằng

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia tài chính - cho rằng để đảm bảo tính bình đẳng trong kinh doanh thì việc đánh thuế với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ, đặc biệt qua kênh thương mại điện tử, cần được tính đến để thực hiện.

Bởi trước đây khi xây dựng các luật thuế, các cơ quan chức năng cũng đã tính đến chuyện hành thu với thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác. Tuy nhiên, do việc quản lý thu phải mất nhiều chi phí, trong khi kết quả thu “không đáng quan tâm" do có giá trị nhỏ, nên đã áp dụng không thu thuế với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng với thực tiễn hiện nay thì việc mua bán qua các trang thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử và kinh tế số ngày càng phát triển. Vì vậy, việc thống kê, tính toán để thu thuế với đơn hàng dưới 1 triệu đồng được nhập khẩu chắc chắn sẽ không còn "quá phức tạp" khi đã có nhiều nền tảng công nghệ được áp dụng.

Cũng theo ông Thịnh, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của kinh tế số đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh buôn bán qua các sàn thương mại điện tử.

Đây là lĩnh vực cần được khai thác và phát huy hiệu quả, song việc tính toán các loại thuế, quản lý hoạt động với các sàn thương mại, người kinh doanh lại chưa đầy đủ và theo kịp thực tiễn.

"Vì vậy để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, bình đẳng với người kinh doanh truyền thống, đã đến lúc cần số hóa hoạt động quản lý, theo dõi, thu thuế với hoạt động kinh doanh buôn bán trên sàn thương mại điện tử, mua bán online trên mạng xã hội như Facebook hoặc Zalo" - ông Thịnh nêu quan điểm.

Phát biểu tại phiên thảo luận mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng cần cân nhắc bỏ quy định miễn thuế với hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ.

Ông dẫn chứng số liệu của Tổng công ty cổ phần Bưu chính viễn thông, tại thời điểm tháng 3-2023, có trung bình khoảng 4-5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.

Với giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok…

Như vậy, với sự bùng nổ của thương mại điện tử xuyên biên giới, lượng giao dịch hàng hóa giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần.

Nhiều sức ép lớn cho bán lẻ truyền thống, sản xuất nội địa

Một lãnh đạo quản lý ngành cho hay xu hướng mua sắm online, qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội đang ngày càng phát triển. Đây là xu thế tất yếu trong phát triển, khi công nghệ, chuyển đổi số và các ngành kinh tế số đang bùng nổ, đang tạo sức ép rất lớn cho ngành bán lẻ truyền thống của Việt Nam.

"Sự thay đổi chóng mặt của các loại hình bán lẻ yêu cầu các mô hình bán lẻ phải thích ứng, vừa chuyển đổi số, vừa chuyển đổi xanh. Theo đó, bán lẻ hiện đại sẽ chiếm tỉ trọng chủ yếu, các doanh nghiệp tham gia kênh thương mại điện tử để bán hàng" - vị này đánh giá.

Trong khi đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc - chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - bày tỏ băn khoăn về việc tiếp tục miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ. Bởi điều này có thể sẽ ngày càng tác động lớn, tạo sức ép cho sản xuất trong nước, khi khối lượng giao dịch thông qua các kênh thương mại điện tử ngày càng nhiều.

Do đó, ông cho rằng việc duy trì chính sách miễn thuế trong khi hoạt động thương mại, kinh doanh đã thay đổi theo xu thế mới, sẽ khiến cho hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử, từ đó "đè bẹp" hàng nội địa và tạo sức ép lớn hơn cho các kênh bán lẻ nội địa.

Việc miễn thuế VAT gắn với miễn thuế nhập khẩu được điều chỉnh bởi quyết định 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, cho phép hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời với việc miễn thuế VAT ở khâu nhập khẩu.